Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây, và theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có tới 300 trận lũ quét xảy ra trong 20 năm qua khiến 910 người chết và mất tích.
Bởi đặc thù của lũ quét xảy ra bất ngờ, rất khó dự đoán, nên công tác phòng chống, giảm thiểu tối đa thiệt hại đang được ưu tiên hàng đầu.
Mới đây, tại Hà Nội, hội thảo “Bảo vệ bờ dốc, chống lũ quét tại Việt Nam bằng hệ thống lưới thép cường độ cao chống ăn mòn của tập đoàn Geobugg – Thụy Sĩ” đã được tổ chức bởi công ty VITRAVICO – đơn vị phân phối độc quyền giải pháp công nghệ lưới thép cường độ cao ở Việt Nam.
Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai, trong vòng 19 năm, từ năm 2008 – 2017, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra từ 15 – 20 trận lũ quét, sạt lở đất khiến tổng số 910 người chết và mất tích; bình quân gần 51 người chết và mất tích mỗi năm. Tính riêng nửa đầu năm 2018, đã xảy ra một trận lũ quét và sạt lở đất hồi cuối tháng 6 khiến 33 người chết và mất tích (chủ yếu tại Lai Châu, Hà Giang). Thiệt hại về tài sản ước tính 535 tỷ đồng.
Nguyên nhân của lũ quét, sạt lở đất được chỉ ra có liên quan tới độ dốc lớn về địa hình của khu vực miền núi nước ta đi liền với diễn biến mưa lớn phức tạp và sự suy giảm độ che phủ rừng – thảm thực vật. Với đặc tính của lũ quét là diễn biến nhanh, bất ngờ, không có dấu hiệu cảnh báo trước nên bị ứng phó là rất bị động, bởi vậy công tác phòng chống, giảm thiếu tối đa thiệt hại đang được ưu tiên hàng đầu.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công nghệ tiên tiến để hạn chế được hậu quả của lũ quét, sạt lở đất, bởi vậy, Việt Nam cần đầu tư, tiếp cận thêm các giải pháp công nghệ đã được triển khai trên thế giới.
Đặc biệt, phương pháp bảo vệ bờ dốc, chống lũ quét bằng hệ thống lưới thép cường độ cao chống ăn mòn được đánh giá cao và được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Không giống các cấu trúc cứng ngắc, rào chắn lưới thép của Geobugg với khả năng đàn hồi dẻo có thể hấp thụ năng lượng và dừng đá rơi. Thử nghiệm thực tế của công nghệ này đã cho thấy lưới thép có thể giữ được tảng đá có khối lượng 20 tấn, rơi ở tốc độ 90km/h, ở phạm vi 8m.
Thành phần hàng rào chắn đá rơi bằng hệ thống lưới thép cường độ cao bao gồm neo nền được cắm xuống lòng đất ở vị trí được tính toán ổn định, neo dây cáp cùng với cáp chống lật để cố định cột thép, bánh xe buli để giảm hệ số ma sát và tăng khả năng truyền lực, phanh hãm lực để triệt tiêu lực ma sát và giảm lực giữ tại các thanh neo cùng các lưới thép cường độ cao được cố định và các cột thép.
Tại buổi hội thảo, đại diện tập đoàn Geobugg và công ty VITRAVICO đã cho biết, những phương pháp truyền thống lâu nay để chống đá rơi, đá lở, lũ quét ở Việt Nam như phun vẩy bêtông hoặc dùng khung bêtông chưa giải quyết được bài toán áp lực nước ngầm cũng như tác động trực tiếp từ nước bề mặt. Sau một thời gian lắp đặt, các ống nhựa ti-ô cắm trên bề mặt mái taluy sẽ bị tắc, dẫn đến bục bề mặt lớp bêtông
Còn đối với phương pháp ổn định mái dốc bằng hệ thống tecco thì sau khi phủ lưới thép cường độ cao chống ăn mòn lên bề mặt mái taluy bất ổn xong, toàn bộ bề mặt tự nhiên được giữ nguyên địa hình, nước ngầm vẫn chảy bình thường. Điểm ưu việt của hệ thống lưới thép cường độ cao này là độ bền kéo đứt của vật liệu gấp 4 lần thép thông thường. Lưới thép lâu nay đang sử dụng có cường độ khoảng 400 MPa, trong khi vật liệu mới là khoảng 1.700 Mpa. Đồng thời, lớp mạ đảm bảo tính bền trong môi trường tự nhiên trên 50 năm, trong phòng thí nghiệm là trên 30 năm.
Hiện nay, công nghệ này được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Koong, Singapore, Đức, Ba Lan… và đặc biệt, ở Philippines – đất nước có địa hình giống với Việt Nam thì đã được áp dụng một cách rộng rãi trên cả nước để phòng chống lũ quét.
Về chi phí, phương pháp bảo vệ bờ dốc, chống lũ quét bằng hệ thống lưới thép cường độ cao chống ăn mòn tiết kiệm tới 50-70% so với phương pháp truyền thống, do tốn ít nguyên liệu, không yêu cầu máy móc nặng, không cần di chuyển đất đá nhiều, không đào lấp mà chỉ có dây neo lưới cho phần móng và chỉ khoan khi thật cần thiết. Ngoài ra, việc thời gian thi công khá nhanh chóng (khoảng 1 tuần cho dự án thông đường) và việc dễ dàng thay thế cấu kiện cũng giảm thiểu phần lớn chi phá phát sinh.
Hiện tại, công nghệ này đã được thực hiện tại tuyến quốc lộ 6 (vị trí: km128+600, km129+300, km129+900), thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, một trong số những điểm đen thường xuyên xảy ra sự cố đá rơi, đá lở với độ dốc bề mặt lên tới 80-90 độ; dự án cao tốc Hạ Long (Vân Đồn) với km số 2, số 3 và Quốc lộ 6 ở vị trí km số 28, 29, 30 và đã cho được những kết quả rất thành công.
Ngoài việc bảo vệ bờ dốc, chống lũ quét, hệ thống lưới thép cường độ cao còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như khai mỏ, xây dựng để bảo vệ các công trình, các mảng khối đá, bê tông có khả năng dễ sụp đổ; làm rào chắn trong quân sự áp dụng chống tàu ngầm, người nhái, hệ thống điều khiển không người lái; làm rào chắn tại trường đua Công thức 1, và đường đua F1 tại Mỹ Đình diễn ra tới đây sẽ sử dụng công nghệ lưới thép cường độ cao của tập đoàn Geobugg.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty CP Đầu tư, sản xuất và thương mại Việt Nam – Vitravico
Hotline: 0246 659 6990
Mr. Minh – Giám đốc – 0913 001 381
Email: support@vitravico.com / minhpq@vitravico.com